Khi chuyển nhà, di dời nhà cửa, ngoài việc tìm và xem ngày lành tháng tốt, nhiều người còn quan tâm đến lễ cúng nhập trạch. Tuy nhiên, để hiểu rõ lễ cúng nhập trạch là gì và lễ lạt cần thiết khi làm lễ thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây, Trí Việt Decor đã tổng hợp lại một số thông tin xoay quanh nghi lễ này để giúp bạn đọc hiểu rõ. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
Lễ cúng nhập trạch là gì?
Lễ cúng nhập trạch là nghi lễ thực hiện khi gia chủ dọn vào nhà mới. Nghi lễ này có ý nghĩa “đăng ký hộ khẩu” với thần linh cai quản ngôi nhà. Trải qua hàng ngàn đời, đến nay lễ cúng nhập trạch vẫn là một nghi lễ quan trọng và được duy trì thực hiện.
Lễ cúng nhập trạch gắn liền với quan niệm của người xưa cho rằng mỗi ngôi nhà, mỗi vùng đất đều có một vị thần trấn quản. Do đó, khi chuyển đến nhà mới cần phải khai báo, xin phép với vị thần đó. Có làm lễ nhập trạch thì cuộc sống mới yên ổn, làm ăn phát tài, thuận buồm xuôi gió.
>>> Xem thêm: Kê hướng giường ngủ như thế nào là hợp phong thủy, mang lại tài lộc cho gia chủ?
Cách làm lễ cúng nhập trạch
Sau khi đã tìm hiểu lễ cúng nhập trạch là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn cách thực hiện lễ cúng nhập trạch. Để thực hiện lễ cúng nhập trạch, chúng ta làm theo một số bước như dưới đây.
Chọn ngày lành tháng tốt
Bước đầu tiên, hãy chọn ngày lành tháng tốt, mang lại nhiều may mắn và thuận lợi cho gia chủ. Nếu bạn không biết chọn ngày có thể nhờ thầy xem ngày. Nếu chọn được ngày hợp với tuổi của gia chủ là tốt nhất.
Trước tiên, hãy chọn ngày lành tháng tốt để làm lễ nhập trạch
Làm mâm cỗ cúng
Mâm cỗ cúng lễ nhập trạch sẽ bao gồm: ngũ quả, hương qua, thức ăn. Nếu bạn có dự định làm cỗ lớn thì có thể chia thành 3 mâm riêng biệt. Tuy nhiên, nếu bạn làm cỗ nhỏ thì có thể gộp chung vào một mâm.
Nhiều người tranh cãi việc nên làm mâm cỗ to hay nhỏ. Theo những quan niệm mà Trí Việt Decor ghi lại được thì mâm cỗ dù lớn hay nhỏ không quá quan trọng. Điều quan trọng nhất vẫn là tấm lòng của gia chủ. Gia chủ nên tùy tình hình tài chính, điều kiện mà chọn mâm cỗ cho phù hợp.
Minh họa mâm ngũ quả lễ cúng nhập trạch
Chuẩn bị văn khấn
Chuẩn bị mâm cỗ xong, chúng ta sẽ tiếp tục chuẩn bị 2 phần văn khấn: khấn thần linh, khấn gia tiên. Bài văn khấn này bạn có thể đọc theo các mẫu văn khấn trên mạng hoặc mua sách văn khấn là chính xác nhất. Bạn có thể mua cuốn sách này tại các nhà sách, hiệu sách hoặc nơi bán đồ lễ.
Hãy đọc bài khấn thần linh trước, đọc bài khấn gia tiên sau
Một số đồ dùng khác cần chuẩn bị
Ngoài mâm cỗ và lễ lạt, chúng ta cần chuẩn bị thêm một số đồ dùng khác trước khi làm lễ cúng nhập trạch như sau: bếp than, chiếu.
Bạn đặt chiếc bếp than ở giữa cửa chính, đặt chiếu ở giữa nhà. Khi làm lễ cúng nhập trạch, các thành viên vào nhà cần phải mang theo một đồ vật gì đó để tượng trưng cho sự may mắn. Tuy nhiên, không nên mang bếp điện vì dân gian quan niệm loại bếp này là “có tinh mà không có tướng” ý nói có nhiệt mà không có lửa nên không tốt cho gia chủ.
>>> Xem thêm: Hạn năm tam tai là gì? Muốn hóa giải hạn tam tai phải làm như thế nào?
Trình tự lễ cúng nhập trạch
Khi bạn đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho lễ cúng, chúng ta sẽ thực hiện lễ cúng theo trình tự như sau:
- Đốt một lò than ở trước của ra vào
- Bày biện đồ cúng ngay ngắn, tươm tất
- Chủ nhà bước qua lò than đầu tiên, cầm theo bát hương, bài vị gia tiên. Sau đó các thành viên lần lượt bước vào, mỗi người phải xách theo một đồ dùng gì đó.
- Mở điện, cửa trong nhà để khai thông khí
- Sắp xếp bàn thờ gia tiên, bày biện mâm lễ cúng lên bàn thờ
- Đọc văn khấn, thực hiện lễ cúng một cách nghiêm trang
- Chủ nhà pha một ấm trà khi đợi nhang cháy hết. Việc này mang ý khai hỏa cho ngôi nhà
- Hạ lễ, hóa vàng mã. Đợi vàng mã cháy hết thì tưới một ít rượu lên tro
- Để gạo, muối, nước trên mâm cúng chuyển vào bàn thờ Táo quân
- Hoàn tất lễ cúng, cả nhà có thể tiếp tục sắp xếp lại đồ đạc trong nhà.
Minh họa một mâm cỗ cúng nhập trạch
Lời kết
Như vậy trên đây Trí Việt Decor đã cùng bạn đọc tìm hiểu cúng nhập trạch là gì cũng như cách thức chuẩn bị và thực hiện nghi lễ này. Khi chuyển nhà, ắt hẳn ai ai cũng muốn một có một không gian thực sự đáng sống và là nguồn cảm hứng, nguồn sinh khí mới mẻ, bất tận.
Tuy nhiên, trang trí thế nào, chuẩn bị ra sao khiến nhiều người vô cùng bối rối. Một ngôi nhà có nội thất “tạm bợ” chẳng khác nào một ngôi nhà “thiếu sức sống”.
Hãy tham khảo thêm dịch vụ trang trí nội thất của Trí Việt Decor tại đây. Hoặc, bạn đọc đừng ngần ngại nhấc máy gọi về hotline 0989 4444 77 để được Trí Việt Decor tư vấn báo giá nhé.
Mọi người dành khá nhiều thời gian trong các salon tóc, đặc biệt là phụ nữ vì nhu cầu làm đẹp cũng như thư giãn. Do đó, một không gian sang trọng và thoải mái là điều quan trọng cho nội thất salon…
Văn phòng làm việc là nơi thân thuộc thứ hai ngoài ngôi nhà của mỗi người và thậm chí, đối với một vài người, thời gian ở nơi làm việc còn nhiều hơn ở nhà. Chính vì vậy, xu hướng thiết kế dành cho văn phòng luôn đổi mới
DỰ ÁN NỔI BẬT
Mẫu thiết kế thi công Spa Co Co
Mẫu thiết kế thi công Keang Nam Korea – Cao Thắng , Quận 10
Mẫu thiết kế và xây dựng nha khoa SIAM tại phú nhuận
Mẫu thiết kế thi công spa NIMZ
Mẫu thiết kế thi công spa Ngọc Nhi Quận 2
Mẫu Thiết Kế Thi Công Spa Nét Xuân Tại Bình Dương
7 Mẫu Thiết Kế Spa Mini Nhỏ Đẹp Tại Nhà Tiết Kiệm Chi Phí Nhất
Mẫu thiết kế Spa dành cho các tín đồ của sự sáng tạo